VinaPhone thay đổi quy trình cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng
Nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ viễn thông, VinaPhone triệt để áp dụng các quy định đồng thời nỗ lực cung cấp các công cụ để khách hàng kiểm tra dịch vụ và yêu cầu xác nhận theo hình thức OTP khi đăng ký sử dụng dịch vụ. Theo đó thói quen dùng dịch vụ di động của khách hàng sẽ phải thay đổi.
Nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ viễn thông, VinaPhone triệt để áp dụng các quy định đồng thời nỗ lực cung cấp các công cụ để khách hàng kiểm tra dịch vụ và yêu cầu xác nhận theo hình thức OTP khi đăng ký sử dụng dịch vụ. Theo đó thói quen dùng dịch vụ di động của khách hàng sẽ phải thay đổi.
Xác nhận đăng ký 2 lần mới sử dụng được dịch vụ
Thực hiện quy trình mới này, khách hàng sau khi gửi yêu cầu đăng ký sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng của VinaPhone qua bất kỳ kênh đăng ký nào phải thực hiện xác nhận lần thứ 2 mới sử dụng được dịch vụ. Cụ thể, khách hàng soạn tin nhắn theo cú pháp để đăng ký dịch vụ, sau đó hệ thống sẽ gửi tin nhắn và yêu cầu khách hàng xác nhận sử dụng. Chỉ khi nhận được tin nhắn xác nhận lần thứ 2 của khách hàng, nhà mạng mới được phép cung cấp dịch vụ.
Việc yêu cầu khách hàng xác nhận “kép” khi đăng ký dịch vụ nhằm đảm bảo chắc chắn rằng khách hàng sử dụng đúng dịch vụ có nhu cầu. Quá 12h sau khi được yêu cầu xác nhận mà khách hàng chưa thực hiện, yêu cầu đăng ký sẽ bị huỷ. Khách hàng muốn sử dụng dịch vụ phải thực hiện quy trình từ đầu. Toàn bộ quy trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng đều được thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan chức năng.
Quy trình này đã bắt đầu được VinaPhone áp dụng với một số dịch vụ và ghi nhận xem xét phản ánh của khách hàng trước khi áp dụng tới toàn bộ các dịch vụ giá trị gia tăng.
Thường xuyên kiểm tra các dịch vụ đang sử dụng bằng các công cụ do nhà mạng cung cấp.
Bên cạnh việc xác nhận “kép” nhu cầu sử dụng dịch vụ trước khi đăng ký, nhà mạng này cũng khuyến khích khách hàng chủ động sử dụng các công cụ miễn phí như ứng dụng My VinaPhone (tra cứu toàn bộ các dịch vụ đang sử dụng, quản lý và tra cứu cước phí), tổng đài 123 (Soạn TK gửi 123) để tra cứu dịch vụ đang sử dụng. Sử dụng các công cụ tra cứu trên, khách hàng được cung cấp đầy đủ, rõ ràng và hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh đó, tổng đài Tổng đài hỗ trợ CSKH (9191) 27/4 của VinaPhone luôn sẵn sàng tiếp nhận và xử lý ngay các phản ánh từ khách hàng về việc đăng ký dịch vụ không mong muốn.
Song song với việc thực hiện triệt để các quy định của Bộ TT&TT và các cơ quan quản lý, VinaPhone còn triển khai đồng bộ hàng loạt biện pháp cung cấp dịch vụ đúng theo mong muốn của khách hàng. Đối với các đối tác hợp tác cung cấp dịch vụ, VinaPhone yêu cầu khắt khe về giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ, kiểm soát chặt chẽ quá trình cung cấp và dừng hợp tác với tất cả các đối tác có dấu hiệu sai phạm.
Đại diện VinaPhone cho biết “Khách hàng hài lòng khi sử dụng dịch vụ là mục tiêu cao nhất. Để đạt được mục tiêu đó, VinaPhone dành mọi nỗ lực cho các biện pháp bảo vệ quyền lợi khách hàng.”
Tin mới hơn
- https://digishop.vnpt.vn/
- Hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp
- GÓC CẢNH BÁO: Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao
- Voice Brandname: Giải pháp quảng bá hiệu quả thương hiệu trong thời đại số
- Trang thông tin điện tử cấp xã
- VNPT KHUYẾN CÁO: Hiện tượng lừa đảo mail nhắc khách hàng về việc nâng cấp TOKEN
- VNPT KHUYẾN CÁO: Tái diễn hiện tượng lừa đảo nhắc nợ cước qua điện thoại cố định
Tin cũ hơn
- VietTalk: Sản phẩm Việt thu hút người Việt
- Rộn ràng đầu số mới 088 - DÁM KHÁC BIỆT
- Cuộc thi ảnh: "Nào ta cùng cười"
- VNPT Lâm Đồng - Khởi động cùng mùa Fetival hoa 2015
- Hội nghị triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin ngành Y tế
- VNPT Lâm Đồng hỗ trợ tiếp sức mùa thi 2015
- Vietjet ký kết hợp tác với VNPT
- VNPT Lâm Đồng đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì